Trang tin địa phương Der Westen vừa đưa ra một chiến dịch thay đổi ở Duisburg tuần này, kêu gọi “một hệ thống đèn nhắc nhở chúng ta về văn hoá và cuộc sống ở khu vực Ruhr”.
Hình ảnh quen thuộc trên đèn giao thông
Vùng công nghiệp này của Đức từng có hàng trăm hầm mỏ và mỗi ngày hàng ngàn người địa phương lại đổ đi làm dưới lòng đất. Tuy nhiên, những mỏ này hiện nay đã không còn nữa.
Jens Hapke, người phát ngôn của hiệp hội khu vực Ruhr, rất vui vì ý tưởng này. “Người thợ mỏ là một biểu tượng cho quá khứ công nghiệp của khu vực này, của một người đáng tin cậy và gần gũi, biết nắm bắt cơ hội”.
Trong khi đó, Berlin từ lâu đã là quê hương của “Ampelmann” (ông đèn giao thông) của Đông Đức, một kỷ niệm về quá khứ bị chia cắt của thành phố.
Hình ảnh dùng trên đèn báo hiệu cho người đi bộ ở Đức được quy định bởi luật liên bang – nhưng một số tiểu bang hiện cho phép các thành phố linh động trong các trường hợp riêng lẻ.
Hình ảnh người thợ mỏ trên đèn giao thông ở Duisburg
Tuần trước, Augsburg ở miền Nam nước Đức tiết lộ hình ảnh mới cho tín hiệu đèn trên đoạn đường từ nhà hát múa rối nổi tiếng của thị trấn: một con rối, lấy cảm hứng từ con rối “Kasperl”.
Những nhân vật hư cấu nổi tiếng cũng gây cảm hứng cho một phiên bản mới của Ampelmann ở Mainz, miền Tây nước Đức cài đặt vào tháng 11 năm ngoái.
Cùng ngắm những hình ảnh độc đáo trên đèn giao thông khắp nước Đức.
Ampelmann đội mũ ở Berlin
Hình con rối “Kasperl” ở Augsburg
Hình ảnh đôi bạn ở Munich
“Mainzelmanner” là hình ảnh của 6 nhân vật hoạt hình nổi tiếng lần đầu tiên xuất hiện trên truyền hình vào năm 1963
theo: http://ndh.vn/tin-hieu-den-giao-thong-doc-dao-cua-duc-20170721081634411p99c121.news